Triển khai dự án mua 423.000 đầu thu số DVB-T2 cấp cho người nghèo

Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích đang triển khai dự án mua sắm 423.000 đầu thu truyền hình số DVB-T2 hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo tại 2...

Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích đang triển khai dự án mua sắm 423.000 đầu thu truyền hình số DVB-T2 hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo tại 23 tỉnh, thành phố khi 4 thành phố tắt sóng truyền hình analog, với tổng số tiền khoảng 360 tỷ đồng.
Day nhanh tien do trien khai du an mua 423.000 dau thu so DVB-T2 cap cho nguoi ngheo
Hộ nghèo ở Bắc Quảng Nam được nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số của nhà nước.


Thời điểm tắt sóng truyền hình analog tại 4 thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Hải Phòng, kết thúc số hóa truyền hình giai đoạn 1 không còn xa nữa. Như ICTnews đã đưa tin, theo tính toán của Cục Tần số Vô tuyến điện, với phạm vi phủ sóng các kênh truyền hình analog hiện tại, khi thực hiện tắt sóng truyền hình analog ở 4 thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và Cần Thơ sẽ có 19 tỉnh bị ảnh hưởng đến việc thu xem truyền hình, trong đó có tỉnh bị ảnh hưởng toàn bộ, có tỉnh bị ảnh hưởng một phần, do người dân tại các tỉnh lân cận đang thu xem nhiều kênh truyền hình được phát sóng từ 4 thành phố này.

Đó là các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Vĩnh Long, Hậu Giang Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Nai và Long An. Các tỉnh này theo lộ trình thuộc nhóm sẽ số hóa truyền hình vào giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3, tức là sẽ tắt sóng truyền hình vào năm 2017 hoặc 2018.

Theo số liệu báo cáo mới nhất của 23 tỉnh, thành phố, dự tính khoảng 423.000 hộ nghèo, cận nghèo thuộc đối tượng được nhà nước hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất khi 4 thành phố thực hiện tắt sóng truyền hình analog.  
Bộ TT&TT đã ra quyết định giao cho Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích làm chủ đầu tư thực hiện dự án mua sắm đầu thu truyền hình số để cấp cho các hộ nghèo, cận nghèo tại 4 thành phố và 19 tỉnh lân cận bị ảnh hưởng bởi lộ trình tắt sóng truyền hình analog.

Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích cho biết, số lượng các tỉnh bị tác động của giai đoạn này là 23 tỉnh, thành, với số lượng hộ nghèo, cận nghèo lên tới 430.000 hộ là rất lớn. Dự kiến, nhà nước sẽ chi khoảng 360 tỷ đồng để mua đầu thu truyền hình số hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo.
Hiện tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích đã hoàn thiện sơ bộ công tác chuẩn bị và sẽ thực hiện đầu thầu vào đầu tháng 1/2016. Dự kiến thời gian sớm nhất để các nhà thầu triển khai lắp đặt đầu thu truyền hình số cho các hộ nhận hỗ trợ là vào đầu tháng 2/2016.
Bên cạnh gói thầu do Bộ TT&TT mua để cấp cho các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn Trung ương, tại một số địa phương còn chi nguồn ngân sách địa phương để mua đầu thu số cấp cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách theo chuẩn riêng của địa phương, tương tự nhưng Đà Nẵng đã triển khai trong thời gian vừa qua.
Mới đây, Sở TT&TT Hà Nội cũng cho biết, Hà Nội có kế hoạch sẽ chi 70 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước để mua đầu thu truyền hình số cấp cho hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn riêng của thành phố. Hà Nội cũng sẽ huy động nguồn lực xã hội hóa để mua 13.000 tivi số cấp cho các hộ nghèo chưa có tivi, dự kiến khoảng 40 tỷ đồng.
Theo bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội cho hay, ngân sách thành phố Hà Nội dự kiến sẽ chi 70 tỷ đồng để hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho các hỗ gia đình nghèo, cận nghèo theo chuẩn riêng của thành phố.
Hà Nội đã hoàn thành công tác điều tra hiện trạng phương thức thu xem truyền hình đối với các hộ nghèo, cận nghèo và một số đối tượng gia đình chính sách, người có công. Toàn Hà Nội có 34.409 hộ nghèo, 44.639 hộ cận nghèo theo chuẩn thành phố; 11.075 hộ nghèo, 23.334 hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương.
Đối với các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn Trung ương sẽ được nhận đầu thu truyền hình số mặt đất từ Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích. Các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn riêng của thành phố, Hà Nội dự kiến sẽ chi 70 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của thành phố để hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho các đối tượng này.
 Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội còn 13.000 nghìn hộ nghèo, cận nghèo và một số đối tượng gia đình chính sách, người có công chưa có ti vi, Sở TT&TT đang báo cáo UBDN thành phố Hà Nội để xin chủ trương hỗ trợ, đồng thời kêu gọi xã hội hóa trợ cấp tivi hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo. Dự kiến, kinh phí hỗ trợ khoảng 40 tỷ đồng (trung bình trên 3 triệu đồng/ti vi đã tích hợp sẵn tính năng thu truyền hình số DVB-T2).
Như vậy, tổng số tiền UBND TP Hà Nội sẽ dùng để triển khai mua sắm đầu thu số và tivi số hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách, người có công là khoảng 110 tỷ đồng.
Trong một cuộc họp mới đây ở Bộ TT&TT, ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích đã đề nghị, đối với các địa phương cùng triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn riêng của địa phương. Căn cứ các quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu Bộ TT&TT sẽ có văn bản đề nghị sự đồng thuận của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc sử dụng cùng kết quả của doanh nghiệp được lựa chọn cung cấp, phân phối lắp đặt đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương. Việc này sẽ tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện, tăng cường sự phối hợp đồng bộ và đẩy nhanh tiến độ thực hiện của hai dự án của Trung ương và địa phương, trong đó có Hà Nội.

(Theo_Ictnews)

Chủ bút: Hỗn Tạp Blog

Hỗn tạp blog, blog lưu giữ tất cả các bài viết hay trên mạng internet, từ tin tức công nghệ, cho đến sức khỏe, làm đẹp. Từ thủ thuật blogger cho đến Facebook

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.